Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là bệnh xảy ra ở khớp gối, một khớp chịu nhiều áp lực toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến các chức năng vận động bị suy giảm và có thể phá hủy khớp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bài viết này cung cấp cho mọi người kiến thức về căn bnh tràn dch khp gi, nguyên nhân và cách điu tr bệnh tràn dịch khớp gối bằng thuốc nam hiệu quả, mời mọi người cùng theo dõi.
    1. Nguyên nhân của bệnh
     Tràn dịch khớp gối do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thường gặp nhất là do chấn thương, nhiễm khuẩn ở khớp gối và một số bệnh lý. Nếu bị chấn thương, bệnh nhân sẽ bị đau và tràn dịch khớp gối.
     Do chấn thương khớp gối với nhiều loại khác nhau như: tai nạn giao thông, tai nạn trong cuộc sống hàng ngày như vấp ngã cầu thang, đaukhớp gối khi ngồi xổm, đau khớp gối khi lên xuống cầu thang, vấp ngã do chân yếu, đi lại khó khăn vướng phải các vật 
      Người trên 50 tuổi, hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ với cường độ cao 
     Béo phì: Người bị bênh béo phì trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ dồn xuống khớp gối gây quá tải khớp gối, gây vi chấn thương cho các thành phần của khớp gối. 
2. Cách điều trị
      Điều trị bệnh tràn dịch khớp gối ở giai đoạn đầu thường là dùng thuốc giảm đau để hạn chế nhiễm trùng, cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng, viêm. Trong trường hợp dịch khớp quá nhiều, bệnh tiến triển xấu cần chọc hút dịch khớp nhằm giảm áp lực lên khớp gối. Trong trường hợp tổn thương thoái hóa khớp gối nặng, không thể phục hồi thì lúc đó có thể phải thay khớp gối nhân tạo.
      Để tránh dùng thuốc lâu dài có thể gây tác dụng phụ, phục hồi những tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, hạn chế nguy cơ chọc hút dịch khớp dễ gây nhiễm trùng, loại trừ khả năng thay khớp nhân tạo tốn kém và dễ gặp biến chứng, người bệnh có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ được chiết xuất từ thiên nhiên có cơ chế giảm đau, ngăn ngừa bệnh tiến triển. Theo đó, người bệnh có thể bổ sung tinh chất PEPTAN để tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, ngăn ngừa sự phát triển của quá trình thoái hóa khớp làm biến đổi cấu trúc màng bao khớp dẫn đến tăng dịch khớp. Một khi sụn khớp và xương dưới sụn được phục hồi và bảo tồn, khớp gối trở nên khỏe mạnh từ đó khiểm soát tốt số lượng lẫn chất lượng dịch khớp.
Quý khách có thể tham khảo thuốc thấp biệt hoàn sendimex của Malaysia chữa viêm khớp hiệu quả hiện nay
3. Phòng bệnh 
       Tràn dịch khớp gối thường gặp do bệnh lý mạn tính hoặc chấn thương. Vì vậy, để phòng bệnh và phát hiện sớm tràn dịch khớp gối, cần thực hiện một số biện pháp như sau: thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị tích cực các bệnh lý mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hay gút. Dùng thuốc điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối, đeo nẹp gối khi cần thiết theo yêu cầu điều trị. 
      Bệnh nhân cần chú ý luyện tập khỏe khối cơ đùi vì cơ đùi khỏe là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho vận động khớp gối, nếu cơ đùi yếu thì  gối nhanh bị mỏi, dễ chấn thương. Tập các bài tập mềm dẻo cho gối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Những người béo phì hoặc thừa cân cần tập luyện để giảm cân và thực hiện chế độ ăn ít năng lượng, nhiều rau và chất xơ.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Những nguyên nhân gây đau lưng chị em nên chú ý !

Chị em phụ nữ thường bị hành hạ bởi những cơn đau lưng bất chợt  ở vùng thắt lưng hay hông. Nguyên nhân chính gây ra những cơn đau đó là dấu hiệu của bệnh loãng xương, kinh nguyệt, bệnh phụ khoa, thoái hóa khớp ... 

 1. Ngồi lâu và ít vận động 

Phần lớn chị em dân văn phòng thường ngồi gần 8 tiếng đồng hồ một ngày, bệnh đau lưng đã trở thành căn bệnh thường xuyên. Nếu bạn ngồi một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến các cơ ở eo dần bị teo, tăng áp lực cho đĩa đệm. Vì vậy, chị em nên đi giày bệt hoặc có đế thấp. Thường xuyên, đi bộ, bơi lội sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
2. Bệnh loãng xương
Loãng xương là tình trạng bệnh phổ biến đối với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Cơ thể bắt đầu lão hóa, xương khớp yếu gây ảnh hưởng đến cột sống khiến bệnh đau lưng đến sớm hơn. Do đó, bạn hãy chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày, nên bổ sung nhiều các loại đồ ăn có chứa canxi, vitamin C, D…tốt cho xương cột sống và sức khỏe.
 3. Đau lưng do mang thai
Khi mang thai, phụ nữ rất hay gặp tình trạng bệnh đau lưng. Nguyên nhân có thể do: làm việc, ngủ nghỉ sai tư thế, thay đổi hoóc môn: Sự gia tăng hoóc môn khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho sự ra đời của bé yêu, căng thẳng lo âu. Khi mang bầu sức nặng của bào thai đè lên hệ khớp xương vùng thắt lưng - chậu dẫ đến tình trạng đau lưng, thai nhi càng to thì chứng đau lưng càng tăng. Cho nên bà bầu cần được nghỉ ngơi và nằm đúng tư thế. 

 

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Công dụng của quả khế với bệnh đau khớp

      Mọi người được biết đến trái khế như một loại quả thích hợp cho việc làm thức uống giải khát và bồi bổ sức khỏe. Nhưng ít ai biết được nó còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả, tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt, tác dụng trừ phong thấp, giảm đau, chữa đau xương khớp, tiểu nóng.


Công dụng chữa các loại bệnh như:
      - Y học cổ truyền của nhiều nước dùng khế để cải thiện sức khỏe sau những cơn say bí tỉ và trị say nắng... 
      - Nước ép từ quả khế có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng cách thoa trực tiếp vào những vùng da bị ảnh hưởng. 


     -  Người mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể cắt quả khế ra và đun sôi với một chén nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng nửa chén, chia ra uống 2 lần/ngày. 
     - Thường được dùng trị cảm, sốt nóng, khát nước, giải độc, lợi tiểu. Chữa dị ứng do tiếp xúc với sơn, dùng trái khế cắt miếng xát hay dùng lá vò xát. Lá khế (có thể thêm vỏ cây khế) nấu nước, trong uống ngoài đắp rồi tắm chữa lở sơn, mẩn ngứa, mày đay. Chữa ngộ độc: dùng nước khế ép uống thật nhiều.
Công dụng chữa bệnh thoái hóa khớp:
     - Dùng khế để chữa bệnh đau khớp rất hiệu quả. Chỉ cần lấy quả khế tươi rửa sạch, cắt lát nhỏ rồi giã nát. Sau đó cho thêm nước sôi để nguội vào rồi uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống khoảng 2-3 quả.

 


       Ngoài ra, có một số lưu ý là trong khế có hàm lượng axít oxalic cao nên những người bị bệnh thận cần tránh ăn khế nhiều và thường xuyên, vì axít oxalic dễ gây ra sỏi thận nặng hơn. Chất axít này còn cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể nên những người còi xương, có vấn đề xương khớp, trẻ dưới năm tuổi nên hạn chế ăn. Người đau dạ dày hoặc đang đói cũng không nên ăn khế, đặc biệt khế chua. 

 Tham khảo thêm một số bài viết hay về sức khỏe:

 

 

Hậu quả của việc thiếu Vitamin D đến bệnh xương khớp

     Bạn cảm thấy bị đau kéo dài và tái phát ở xương, khớp kèm theo mệt mỏi, đôi khi cũng là dấu hiệu của thiếu vitamin D nghiêm trọng. Vitamin D là một hormone có cấu trúc steroid giữ một chức năng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể và kéo dài suốt đời. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu hậu quả của việc thiếu Vitamin D đến bệnh xương khớp.

Vai trò của Vitamin D 
     Ở xương, vitamin D đóng vai trò quan trọng cho quá trình khoáng hóa xương. Sự thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân gây còi xương, nhuyễn xương, bệnh loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Theo báo cáo Ottawa tập hợp từ 15 nghiên cứu khác nhau đã kết luận có mối liên quan giữa nồng độ 25-dihydroxy vitamin D với tỷ lệ gãy xương do bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Trong một nghiên cứu ở những người nam giới cao tuổi, người ta nhận thấy có mối liên quan giữa nồng độ 25-dihydroxy vitamin D huyết thanh dưới 20 mnol/L với nguy cơ gãy cổ xương đùi và tỷ lệ gãy xương cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.
      Trong các tế bào cơ có chứa các receptor đặc biệt đối với vitamin D giúp cho cơ chắc, khỏe. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra: ở những người phụ nữ cao tuổi có nồng độ 25-dihydroxy vitamin D cao trên 30 mmol/L thường có cơ chắc khỏe và tỷ lệ ngã ít hơn so với nhóm chứng. Trong một nghiên cứu khác các tác giả nhận thấy việc bổ sung một liều 400 IU vitamin D mỗi ngày cho những người cao tuổi làm cải thiện dáng đi, tốc độ và làm giảm mức độ lắc lư cơ thể.
Hậu quả của việc thiếu Vitamin D
     Đối với trẻ nhỏ, thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sinh rối loạn ban đầu không điển hình như dễ bị kích thích, ra mồ hôi, sau đó làm chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật. Khi trẻ biết đứng sẽ dễ cong cột sống, chân vòng kiềng.

      Còn đối với người lớn sẽ bị loãng xương. Cả hai bệnh đều phát sinh do sự suy yếu của xương, và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí làm suy yếu khả năng đi lại hoặc ngồi xuống. Sức khỏe của xương là vô cùng quan trọng và khi vitamin D, canxi không được hấp thụ, bệnh xương có thể xảy ra.
     Vitamin D rất quan trọng cho xương, sụn và các cơ bắp. Thiếu vitamin D có thể gây ra đau cơ, chuột rút và đau khớp mạn tính. Điều này là do nồng độ vitamin D thấp, calci không đến được hệ thống xương gây ra đau xương. Sự thiếu hụt vitamin D cũng liên quan tới các bệnh như bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, đau xơ cơ...

      Những sản phẩm giàu vitamin D không thật phong phú lắm. Dầu cá, cá béo, lòng đỏ trứng và gan chứa nhiều Vitamin D. Phơi nắng cũng là nguồn bổ sung thêm vitamin D do cơ thể sản sinh ra vitamin dưới tác động của tia cực tím rồi chuyển tới gan thành 25-hydroxy vitamin D.

Tham  khảo một số bài viết hay về sức khỏe:
 

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Nỗi lo bệnh thoái hóa khớp gối

    Thoái hóa khớp gối còn gọi là viêm xương khớp, thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Người trẻ cũng có thể bị thoái hóa khớp nhưng thường do chấn thương khớp gối gây ra. Ngoài ra, 2 nguyên nhân còn lại là bệnh khớp biến dạng bẩm sinh và béo phì.
 
1. Quá trình thoái hóa khớp gối
     Khi khớp gối bị viêm thoái hóa, lớp sụn từ từ mỏng dần đi và trở nên xù xì. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở phần chịu lực nhiều của lồi cầu xương đùi, mân chày hoặc xương bánh chè. Phần xương xung quanh sẽ phản ứng lại bằng cách dày lên, nó sẽ tạo thành các gai xương ở viền khớp.
      Màng hoạt dịch cũng gây ra phản ứng viêm, tiết ra nhiều chất dịch trong khớp làm cho khớp gối bị sưng to hơn, có nhiều dịch bên trong. Bao khớp bị dày lên như thể nó cố gắng giúp giữ vững khớp gối, các cơ xung quanh bị yếu dần đi cho nên khớp gối ngày càng không vững. Người bệnh khó có thể chống chân chịu lực.
      Đau khớp gối có dấu hiệu khi đi đứng và khi ngồi xổm đứng dậy, khi ngồi nghỉ thì ít đau hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp lớp hoạt mạc bị viêm thì ngồi nghỉ cũng đau do phản ứng viêm khớp. Cơn đau cũng có thể lan dọc theo bờ trong xương chày. Nhiều bệnh nhân than phiền về cơn đau ở mặt trong gối, nơi bám của gân cơ chân, ấn vào đây khiến bệnh nhân đau chói. Nhiều bệnh nhân lấy tay chỉ đau ở mặt sau gối. Họ mô tả cảm giác đau giống như bị rút gân. Điều này không lạ vì thoái hóa khớp gối có thể gây ra biến chứng co rút do mất cân bằng lực quanh khớp gối. 
       Gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu bệnh kéo dài. Người bệnh không thể duỗi uỡn thẳng gối được. Ta có thể đưa lọt bàn tay hay nắm tay qua dưới khoeo dù người bệnh đã duỗi gối hết sức.
       Có những bệnh nhân không đau mà chỉ có sưng do viêm hoạt mạc làm tăng tiết dịch viêm vào khớp. Sưng gây cảm giác căng tức, khó chịu, đôi khi gây hạn chế tầm vận động của khớp gối, thường là động tác gấp gối (ngồi xổm). 
        Duỗi gối và gấp gối không hoàn toàn, đau nhức khi đi, biến dạng lệch gối là những nguyên nhân gây ra dáng đi khập khiễng của người bệnh. Khó khăn trong động tác ngồi xổm cũng ảnh hưởng nhiều cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Những biểu hiện đáng chú ý 
  • Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh trẻ hóa đem lại cho người bệnh cảm giác đau nhức khó chịu tại vùng khớp gối, khiến người bệnh mất dần khả năng sinh hoạt trong đời sống hằng ngày.
  • Người mắc bệnh cảm thấy đau nhức tại ổ khớp gối, khó khăn trong mọi hoạt động đi lại. Lúc đầu cơn đau chỉ ở mức ê ẩm sau đó cơn đau bắt đầu tăng dần theo thời kì, đồng thời cơn đau khớp gối xuất hiện nhiều hơn khi về đêm, nếu không được điều trị kịp thời ngăn ngừa thoái hóa người bệnh dễ lâm vào tình trạng người bệnh bị tàn phế.
  • Cơn đau xuất hiện thường xuyên vào lúc sáng sớm, khi mới thức dậy, khi vận động, khi lên cầu thang, ngồi xổm tại vùng cơ khớp gối.
  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột khớp gối của người bệnh xuất hiện hiện tượng sưng tấy, cưng cứng, ửng đỏ tại vùng khớp gối bị tổn thương.Hoạt động gập duỗi gối bắt đầu bị hạn chế.
  • Khi người bệnh có hiện tượng khớp gối biến dạng vẹo vào trong hay hay vẹo ra ngoài một cách rõ ràng, hay còn gọi là chân vòng kiềng là trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối bắt đầu trở nặng.
  • Khi các triệu chứng ngày càng tăng nặng, việc đi lại của bệnh nhân ngày càng hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Một số khác cơn đau kéo dài từ căn bệnh thoái hóa khớp gối bệnh nhân phải mang nạn phục vụ cho việc vận chuyển đi lại.
 Tham khảo thêm một số bài viết hay về sức khỏe
 

Những nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng

      Đau lưng là căn bệnh thường gặp, phổ biến ở nhiều người. Lối sống thiếu vận động đang làm căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người vẫn nghĩ, đau lưng là do tổn thương các đốt sống, cúi gập nhiều... Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khác như loét dạ dày, vẩy nến hay thiếu vitamin D cũng có thể gây ra bệnh đau lưng. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những lý do tại sao bạn lại bị bệnh đau lưng để tránh được và tìm cách chữa trị bệnh đau lưng nhé !


1.  Thoát vị đĩa đệm
      Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, người bệnh thường xuất hiện chứng đau lưng.
       Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Nhiều khi thoát vị đè vào dây thần kinh làm đau lan xuống chân.
      Không giống như bong gân ở cột sống, người ta có thể cảm thấy loại đau do thoát vị đĩa đệm ngay lập tức. Đau lưng do đĩa đệm thoát vị thường được chẩn đoán thông qua chụp X-quang hoặc MRI.
2. Xương khớp bị tổn thương
     Viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì tai nạn hay vì cử động quá mạnh, hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại… đều có thể sinh đau lưng.
3. Các triệu chứng của các bệnh  khác
    Phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa… 
4. Sinh hoạt sai tư thế
   Bạn sẽ có cảm giác đau lưng khi mỗi sáng thức dậy, hoặc đau khi làm việc ở một tư thế quá lâu, chơi game, đọc báo... những triệu chứng đau lưng ấy là do bạn đã làm việc, ngủ, nghỉ không đúng tư thế làm ảnh hưởng đến khung xương gây ra cảm giác đau. 
5. Căng thẳng
    Những thay đổi về tâm lý gây nên những trạng thái cảm xúc bất thường như lo âu, stress, buồn rầu là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau lưng, co thắt các cơ.
6. Loãng xương
     Loãng xương do sự lão hoá cơ thể, ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa. Ở phụ nữ thời kỳ trước và sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm, dẫn đến tăng nhanh quá trình chuyển canxi từ xương vào máu, gây loãng xương. Bệnh này cũng có thể do bạn  ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, phospho, magne, axit amin và các nguyên tố vi lượng hoặc bị suy giảm miễn dịch.
Tham khảo thêm một số bài viết hay về sức khỏe: 

 
 

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị thoái hóa khớp

     

    
     Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, vì vậy gây đau và cứng khớp. Các khớp hay bị thoái hóa là khớp gối, khớp vai, khớp háng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp bạn có thể dễ dàng nhận biết về bệnh này hơn.
1. Đau vùng khớp gối
- Người bị bệnh thoái hoá khớp thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm. Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại thấy dễ chịu hơn. Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống. Nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn. 
- Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
- Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng. Người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hổ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế.
2. Gót chân
- Bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót chân lúc sáng mới ngủ dậy, khi đi những bước đầu tiên, sau vài chục mét thì giảm đau và đi đứng bình thường.
3. Khớp háng
- Khớp được tạo bởi xương chậu và xương đùi. Thoái hóa khớp háng nếu có gặp thì hay gặp ở người già, người cao tuổi. Người bệnh cảm thấy rất đau khi đi lại. Đau hơn nhiều so với đau khớp gối. Thoái hóa khớp háng làm hạn chế vận động của khớp khiến cho bệnh nhân có dáng đi khập khiễng rất rõ. Kể cả sau khi đã xoay nhẹ nhàng thì dáng đi của người bệnh không thể lẫn được. Nó cũng gây ra các cảm giác đau tăng lên khi ngồi xuống đứng lên và rất khó chịu.
4. Cột sống cổ: 
 - Thường gặp ở người trên 40 tuổi. Biểu hiện chủ yếu bằng đau cơ hạn chế cử động cổ. Có thể gây biến chứng đau vùng cổ và tay do chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh khi khám thấy các cử động tại cổ đều bị hạn chế nhất là động tác nghiêng bên. Chụp X-quang tổn thương thường ở đốt cổ 5 và cổ 6, giữa cổ 6 và cổ 7, gây cảm giác mỏi và đau gáy, lan đến cánh tay bên phía dây thần kinh bị ảnh hưởng.
5. Khớp tê, sưng, biến dạng, teo ổ khớp.
- Đây là những dấu hiệu chứng tỏ sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, điển hình như: đầu gối lệch trục, ngón tay trở nên gồ ghề và cong, ngón chân cứng và cong vẹo.